Điểm danh những bài tập thể dục cho người cao huyết áp

Như chúng ta đã biết, tập thể dục là hoạt động bổ ích với sức khỏe đối với bất kỳ ai. Vậy đối với người bị cao huyết áp, việc tập thể dục có ảnh hưởng gì hay không? Đó luôn là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. 

Người cao huyết áp nên tập thể dục như thế nào

Người cao huyết áp nên tập thể dục như thế nào? (Ảnh: Internet)

Tác dụng của tập thể dục với người cao huyết áp

Tập thể dục hỗ trợ người cao huyết áp gia tăng tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe của tim mạch tốt hơn. Không những thế, người cao huyết áp có thể kiểm soát mức huyết áp và lưu thông máu tốt hơn. Có thể nói, nếu người cao huyết áp luyện tập đều đặn, thường xuyên hơn, căn bệnh huyết áp sẽ ngày càng thuyên giảm. Tùy theo mức độ của bệnh mà bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, giảm thiểu những biến chứng huyết áp xảy ra. 

Đặc biệt, bạn không nên tập quá sức cũng không quá nhẹ nhàng. Mức độ này tùy thuộc vào từng cảm nhận của mỗi người. Một số người cho rằng, cứ đổ mồ hôi là đã được. Nhưng một số khác lại phân định thông qua thời gian luyện tập cũng như số lần tập. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất được đa số người cao huyết áp sử dụng, là đếm các mạch ở cổ tay. Thông qua số mạch trong vòng 1 phút, theo từng độ tuổi sẽ được liệt kê như sau: 

từ 40-49 tuổi: mạch 120 mạch/phút

từ 50-59 tuổi: mạch 110 lần/phút

từ 60-69 tuổi: mạch 100 lần/phút

từ 70 tuổi trở nên: mạch 90 lần/phút

Đối với người trên 60 tuổi, bạn nên đếm mạch 2 lần trước và sau khi tập các môn thể dục. 

Những bài tập thể dục cho người cao huyết áp

Bài tập nhịp tim và nhịp thở

Bài tập nhịp tim, nhịp thở (hay bài tập aerobic) là những bài tập người cao huyết áp nên áp dụng trong quá trình chữa bệnh cao huyết áp. Hầu như các bài tập này đều sử dụng các nhóm cơ lớn như tay, chân, vai, cánh tay. Những bài tập này đa dạng các thể loại, chủ yếu đều thực hiện một mục đích góp phần gia tăng các nhịp tim và nhịp thở. Vì vậy, có thể xếp một số hoạt động vào nhóm các bài tập aerobic như tennis, bóng rổ, nhảy dây, bơi lội, đạp xe, … Ngay cả những việc làm thường nhật trong cuộc sống của bạn, cũng được liệt kê vào hoạt động aerobic, chẳng hạn như làm vườn, leo cầu thang, lau sàn nhà… 

Làm vườn là bài tập cho người cao huyết áp

Làm vườn là một bài tập thể dục aerobic tốt cho người cao huyết áp. (Ảnh: Internet).

Nhiều nghiên cứu y khoa đã cho rằng người cao huyết áp nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động aerobic mỗi ngày để tăng cường sức khỏe của bản thân. Con số 150 có vẻ khá lớn, bạn có thể giảm xuống còn 75 phút/tuần với các bài tập mức độ khó hơn như chạy bộ, đạp xe. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng ít nhất mỗi ngày bạn dành 30 phút cho việc tập luyện các bài tập thể dục này. 

Những bài tập tăng sức cơ

Tương tự như những bài tập thể dục nhịp điệu, những bài tập tăng sức cơ là người bạn đồng hành cùng người cao huyết áp. Bạn có thể luyện tập những bài tập tăng sức cơ, chẳng hạn như những bài tập chống lại sức nặng của cơ thể, các bài tập kháng lực từ máy tập, leo núi, kháng lực từ nước… Đặc biệt, thời gian luyện tập của bạn thường khoảng 2 lần/tuần. Nếu bạn đang là nhân viên văn phòng, hãy dành 5 - 10 phút đi bộ để lấy nước, tập các bài thư giãn gân cốt cơ tay chân… Nếu bạn càng ngồi càng nhiều giờ, bạn càng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Vì vậy, nếu được, hãy giảm bớt thời gian ngồi lại nhé. 

Tập bao lâu thì ngừng?

Hẳn đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc nhỉ? Bạn cần lắng nghe cơ thể của mình khi luyện tập bất kỳ môn thể thao nào. Những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang gặp phải vấn đề bất thường như: đau ngực, khó thở, nôn mửa, chóng mặt, ngất xỉu… 

Nếu chẳng may gặp phải những tình huống này, bạn nên nhanh chóng ngừng lại tất cả các hoạt động trên. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc luyện tập thể dục thể thao. Hy vọng rằng chúng hữu ích cho việc điều trị bệnh cao huyết áp cho bạn.