Các yếu tố tăng huyết áp thứ phát và cách phòng ngừa

Tăng huyết áp thứ phát là bệnh gì? Và biểu hiện của chúng ra sao? Có cách nào để ngăn ngừa bệnh này hay không? Hãy cùng Boso.vn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tăng huyết áp thứ phát là bệnh gì?

Huyết áp là lực do tim tạo nên và thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Tình trạng tăng huyết áp xảy ra khi áp lực có cường độ quá lớn, biểu hiện các vấn đề như: 

  • Các thành động mạch có xu hướng tổn thương. 

  • Cơ tim hoạt động quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan khác.

Từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chia bệnh tăng huyết áp thành: 

  • Tăng huyết áp nguyên phát: Theo nhiều tài liệu y khoa, có hơn 90% người mắc bệnh cao huyết áp loại này. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính của căn bệnh này. 

  • Tăng huyết áp thứ phát: là căn bệnh phát sinh do một vài bệnh lý cụ thể. Thông thường, có khoảng hơn 10% người bệnh cao huyết áp mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát

Như đã nói ở trên, tăng huyết áp nguyên phát chưa xác định được rõ nguyên nhân chính xác, tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh với các nguy cơ sau đây:

Người cao tuổi: Mạch máu của người cao tuổi thường mất dần đàn hồi dẫn đến hiện tượng cao huyết áp. So với nam giới, phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn.

Yếu tố di truyền: Trẻ em có thể có nguy cơ mắc cao huyết áp, nếu gia đình bạn có tiền sử bị cao huyết áp.

Đối tượng thừa cân: Thói quen ít vận động, gây tăng cân sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.

Muối: Nếu cơ thể bạn dung nạp quá nhiều muối, bạn sẽ dễ gia tăng huyết áp, nếu lượng muối làm tăng khả năng giữ nước.

Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát: 

  • Sự rối loạn hormone ở tuyến thượng thận: 

  • Khi cơ thể căng thẳng, sẽ giải phóng nhiều adrennaline, khiến cơ thể sản sinh nội tiết tố, khiến máu bơm đến các khu vực này nhiều hơn và gây tăng huyết áp tạm thời.

  • Các bệnh lý về suy thận, u thận, tắc mạch vùng thân.

  • Do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm cân hoặc thuốc giảm đau…

  • Chứng rối loạn hô hấp khi ngủ.

  • Thai phụ mang thai lần đầu và biến chứng tiền sản giật.

  • Khiếm khuyết bẩm sinh như bệnh hẹp eo động mạch chủ.

Bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Các cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp này, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản, ngay tại nhà như sau: 

Duy trì trọng lượng cơ thể

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Kết quả thống kê được rằng người thừa cân có nguy cơ tăng huyết áp gấp 2-6 lần với những người có trọng lượng khỏe mạnh. Vì vậy, bạn nên chủ động điều chỉnh các chỉ số cân nặng bằng cách tự nấu ăn hoặc thường xuyên vận động. 

Hạn chế sử dụng muối vào món ăn

Nguyên nhân gây tăng huyết áp là do nồng độ natri tích lũy quá cao. Giảm lượng muối mỗi ngày là biện pháp ngừa tăng huyết áp. Các thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh là các sản phẩm chứa nhiều muối nhất. Mặt khác, các loại thuốc không kê đơn cũng chứa nhiều natri. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu về lượng natri có trong thực phẩm.

Hạn chế thực phẩm chứa cồn

Với một người, rượu là thức uống gây tăng huyết áp. Vì vậy, để hạn chế sự gia tăng huyết áp đột ngột, bạn nên hạn chế uống rượu bia. 

Không lạm dụng thuốc tránh thai

Trong nhiều trường hợp, sử dụng thuốc tránh thai có thể gây tăng huyết áp cho phụ nữ. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao

Ít vận động là nguyên nhân gây tăng huyết áp cho bạn. Vì thế, hãy thường xuyên dành thời gian để rèn luyện thể dục, thể thao, vận động các bài tập thể dục nhịp điệu hoặc yoga, thiền, bơi lội…

Trên đây là những thông tin liên quan đến tăng huyết áp thứ phát và cách phòng ngừa, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.