Cách đo huyết áp chân cánh tay với Boso ABI 100

Đo huyết áp thông thường mọi người thường đo ở cánh tay, bắp tay. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt người ta đo huyết áp ở chân. Vậy khi nào đo huyết áp ở chân, cách đo huyết áp ở chân như thế nào? Ai cần phải đo huyết áp chân? Tham khảo thông tin dưới đây.

Khi nào đo huyết áp cổ chân - cánh tay

Đo huyết áp cổ chân dùng trong những trường hợp người bệnh bị mắc bệnh động mạch vành ngoại biên. Bệnh động mạch biên, đa số xảy ra ở chi dưới là tình trạng hẹp, tắc lòng mạch do xơ vữa động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch. Tuy nhiên điều đáng nói, những người mắc căn bệnh này không tự phát hiện được bệnh, vì bệnh phát triển âm thầm, không có cảm giác đau, không cảm thấy khó chịu hay có dấu hiệu thực thể nào. Cách chuẩn đoán tốt nhất căn bệnh này là  đo chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay với máy đo huyết áp Boso ABI 100 để chẩn đoán.

 


 

Cách đo huyết áp chi dưới - cánh tay

Đo chỉ số huyết áp phương pháp này có hai kĩ thuật đo cơ bản là đo thủ công và đo bằng máy tự động.

  • Đo thủ công: Cần phải đo lần lượt huyết áp của từng chi sau đó tính toán ra các chỉ số từng bên. Ở vùng cổ chân, các bạn cần đo ở vị trí ống gót và mu chân, sau đó lấy giá trị huyết áp cao hơn để tính chỉ số ABI. Tương tự với các chỉ số huyết áp đo ở vùng cánh tay. Kĩ thuật đo thủ công chính xác hơn nhưng mất nhiều thời gian và phải tính toán.

  • Đo bằng máy tự động. Hiện nay có nhiều loại máy đo huyết áp tứ chi, chỉ cần lắp 1 lần các bộ phận đo chỉ số ABI vào cổ chân và cánh tay ở hai bên của người bệnh sau đó bấm máy. Máy đo sẽ tự động tính toán chỉ số và in ra có sẵn.

Chỉ định đo huyết áp cổ chân-cánh tay

  • Nhóm nguy cơ: Những người thường xuyên hút thuốc lá, người bị đái tháo đường, người tăng huyết áp, tăng mỡ máu, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch chi dưới, người lớn tuổi.

  • Nhóm bệnh lý: Những bệnh nhân xơ vữa động mạch, đau chi dưới, thiếu máu chi dưới, chấn thương chi dưới....

Nhóm chống chỉ định đo huyết áp cổ chân-cánh tay là người bị đau vùng cẳng, bàn chân dữ dội, huyết khối tĩnh mạch sâu, mạch vôi hóa....

Ý nghĩa của  việc đo chỉ số huyết áp chi dưới-cánh tay

Đo chỉ số huyết áp chi dưới - cánh tay không chỉ quan trọng trong chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới mà còn giúp theo dõi, đánh giá mức độ tái thông mạch máu sau can thiệp tái thông hoặc phẫu thuật bắc cầu phục hồi dòng chảy của động mạch.