Cha mẹ cùng con vượt qua bệnh tự kỷ ra sao?

Kỳ thực, mỗi đứa con đều là niềm vui, hạnh phúc của mỗi ông bố, người mẹ. Có hạnh phúc nào tả nổi khi nhìn thấy nụ cười của con yêu vào mỗi sớm mai hay mỗi tối đi làm về. Bao nhiêu mệt mỏi, phiền muộn ngoài kia cũng đều tan biến khi nhìn thấy nụ cười của con. 

Nếu chẳng may, con của bạn lại mắc chứng bệnh tự kỷ - một trong những căn bệnh thế kỷ của nhân loại hiện nay, đang làm khốn đốn hàng trăm gia đình trên khắp thế giới. 

Quả thực, đây là một thách thức lớn đối với cha mẹ, tuy nhiên, đừng vội nản lòng, mà hãy cùng con yêu bắt đầu hành trình đối diện và vượt qua căn bệnh tự kỷ này. Bởi quá trình hồi phục của con yêu phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, yêu thương của gia đình, người thân. Vì thế, nếu bạn đang có con bị tự kỷ, hãy tham khảo ngay những việc cần làm để đồng hành cùng con yêu vượt qua căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé. 

đồng hành cùng con chữa tự kỷ

Đồng hành cùng con yêu chữa bệnh tự kỷ. (Ảnh: Internet).

Tự kỷ có khỏi được hay không? 

Nhiều cha mẹ thường thắc mắc câu hỏi, “Tự kỷ có khỏi được hay không?”. Câu trả lời là hiệu quả của quá trình điều trị thường phụ thuộc vào nhiều tác nhân, trong đó, yếu tố quan trọng nhất phải kể đến là mức độ bệnh của con yêu và thời gian điều trị bệnh. 

Như các căn bệnh khác, càng điều trị sớm, bệnh sẽ thuyên giảm sớm hơn. Để chăm sóc trẻ tự kỷ, cha mẹ không chỉ là người chăm sóc cho con ăn, uống, mặc... mà còn là người thầy, nhà trị liệu cho chính con yêu của mình. 

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị bệnh tự kỷ của trẻ là giáo dục đặc biệt. Nếu hiệu quả của quá trình điều trị này không mang lại kết quả, trẻ vẫn không có dấu hiệu tiến triển nào, bạn hãy chuyển sang phương pháp điều trị theo y khoa. Chương trình can thiệp của cha mẹ cần có sự tự vấn của nhiều chuyên gia trị liệu bệnh tự kỷ. Một số cách cha mẹ có thể hướng dẫn cho con, phải kể đến như: các bài tập vận động, dạy con cách nói chuyện, cách hành xử hằng ngày...

Liệu pháp can thiệp vận động có tác dụng giúp trẻ tự kỷ kết hợp giữa chức năng tâm lý tản mạn tập trung vào những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp cho trẻ tăng khả năng hợp tác đối với mọi người xung quanh. Một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả được nhiều gia đình sử dụng để chữa bệnh tự kỷ - phương pháp ABA (Ứng dụng phân tích hành vi). Phương pháp này được xem là một trong những phương pháp khoa học để tiếp cận hành vi của trẻ em. Dựa trên những lý thuyết chuyên nghiên cứu về hành vi của trẻ em, phương pháp này giúp cha mẹ có thể hiểu hành vi của trẻ hơn. 

Phương pháp trị liệu bằng ngôn ngữ được xem là một trong những bước quan trọng trong quá trình chữa bệnh tự kỷ cho trẻ. Nhiều chuyên gia nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng đây là một trong những cách để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ. Mục tiêu cuối cùng của phương pháp điều trị này có thể giúp trẻ học cách giao tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt, trẻ điều trị càng sớm, hiệu quả điều trị càng thể hiện rõ nhất. 

Cha mẹ cần kiên nhẫn để chữa bệnh tự kỷ cho con.

Cha mẹ hãy kiên nhẫn và hiểu ý nghĩa trong hành động của con yêu. (Ảnh: Internet).

Trong quá trình điều trị hành vi cho trẻ, cha mẹ sẽ cảm thấy khá bực bội khi trẻ không chịu nghe lời, trẻ tăng động, chỉ thích làm theo ý muốn của bản thân con yêu. Lúc này, cha mẹ hãy kiên nhẫn để hiểu ý nghĩa của con và dạy con yêu diễn tả những ý muốn ấy bằng ngôn ngữ lời nói hoặc cử chỉ tay chân. Cha mẹ phải tìm hiểu lý do vì sao con ăn vạ và tránh lặp lại các hành vi ăn vạ của trẻ. Ngoài ra, bạn có thể nói không với những hành vi sai trái của con yêu, phạt con yêu bằng cách cho trẻ ngồi yên một chỗ, chuyển biến những hoạt động quá kích động của con sang những hành động có ý nghĩa hơn, chẳng hạn như cất đồ chơi, làm một số việc lặt vặt trong nhà, nhặt đồ chơi, đá bóng, đạp xe… 

Hơn thế nữa, bạn có thể cho trẻ thực hiện những việc nhỏ rồi tăng dần độ khó của hoạt động lên. Khi trẻ có thể hoàn thành được những việc này, hãy tự khuyến khích, khen ngợi trẻ và có thể tặng cho trẻ những món quà nhỏ mà trẻ yêu thích nhất. Có nhiều mô hình khác nhau để cha mẹ có thể điều trị bệnh tự kỷ. Nếu con yêu của bạn đang ở tình trạng tự kỷ nặng, hãy đưa trẻ đến trung tâm giáo dục đặc biệt hoặc các khoa phục hồi chức năng hoặc đi học các lớp mẫu giáo kết hợp với can thiệp ở các trung tâm theo giờ. Cha mẹ có thể mời giáo viên đến để dạy cho con để học hỏi kinh nghiệm. 

Những lưu ý cha mẹ cần nhớ khi dạy cho trẻ tự kỷ

Dẫu rằng trẻ có học ở bất kỳ nơi đâu, cha mẹ vẫn là một trong những người đồng hành cùng con trong hành trình này. Vì vậy, cha mẹ cần đi học các lớp tư vấn dạy trẻ tự kỷ, đọc sách, tìm hiểu các thông tin liên quan, chia sẻ kinh nghiệm với những bậc cha mẹ khác để tìm ra phương pháp dạy con hiệu quả nhất. 

Trong quá trình dạy con yêu, bạn nên hạn chế cho trẻ xem tivi hoặc chơi các trò chơi điện tử. Thay vì đó, hãy thường xuyên trò chuyện với con yêu, học cách gọi tên và nhìn vào mắt con yêu nhiều hơn. Ngoài ra, bạn hãy dạy trẻ cách nói chuyện với người lạ, các cử chỉ nói chuyện ra sao, cách phát âm, cách hiểu lời nói của người khác, cách nói chuyện… Hãy cho trẻ chơi cùng những đứa bạn khác nữa. Đặc biệt, hãy sử dụng nhiều cách khác nhau để chơi trò chơi với trẻ, chẳng hạn như chơi từng món đồ chơi một, chơi lần lượt từng thứ, chơi luân phiên các món đồ. 

Trong quá trình dạy con, hãy thường xuyên khen ngợi trẻ mỗi lần con hoàn thành điều gì. Đặc biệt, hãy thường xuyên dạy cho trẻ khả năng tự lập làm mọi thứ, chẳng hạn như xúc ăn, mặc quần áo, rửa tay, đi vệ sinh… 

Trong quá trình dạy con yêu, hẳn có đôi lần bạn phải chịu đựng cảm giác “sốc”. Tuy nhiên, đừng vội nản chí mà hãy lấy lại tinh thần và tiếp tục quá trình điều trị một cách hiệu quả nhé. 

Hãy tiếp tục điều chỉnh lại thời gian đi làm để có nhiều thời gian hơn ở bên cạnh con và liên hệ cũng như tham gia các khóa học của chuyên gia trị liệu tự kỷ cho con yêu. Bắt đầu mua và tự thiết kế những đồ chơi để con yêu thực hiện quá trình điều trị bệnh của mình. Bắt đầu kiên trì và thực hiện các phương pháp trị liệu cũng như cùng chơi với con yêu mọi lúc mọi nơi, tránh tình trạng chán nản, mệt mỏi và bỏ giữa chừng.Cha mẹ hãy luôn yêu thương con, nhưng không nuông chiều hay làm thay con mà hãy để trẻ học cách tự làm mọi thứ. Ngoài ra, hãy thường xuyên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và tham gia các đội nhóm chia sẻ liên quan đến bệnh tự kỷ. 

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp cho các bậc cha mẹ đồng hành cùng con yêu chữa trị bệnh tự kỷ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đồng hành cùng con yêu một cách tốt hơn.