Đèn hồng ngoại có chữa vàng da cho trẻ em hay không


Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ vàng da sinh lý nhưng cũng có thể tiến triển nặng vàng da bệnh lý. Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh còn gọi là vàng da nhân do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh?

  • Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi.

  • Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn.

  • Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ.

  • Nồng độ bilirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng.Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.
     


     

Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ em

  • Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là do sự phá hủy của hồng cầu sớm ngay sau sinh gây nên.

  • Quá trình này này tạo ra tình trạng dư thừa sắc tố bilirubin trong máu dẫn đến việc làm cho da em bé đổi sang màu vàng.

  • Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ mất dần khi gan bé bài tiết bilirubin và cân bằng được thành phần này trong máu. Thời điểm gan hoàn thiện thường là sau khi bé được khoảng 1 tuần đến 10 ngày tuổi.

  • Ngoài việc dư thừa sắc tố bilirubin thì một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến hiện tượng vàng da cho trẻ, đó là nhóm máu không tương thích giữa mẹ và con.

  • Tình trạng này có nghĩa là mẹ có nhóm máu Rhesus âm trong khi con lại là nhóm Rhesus dương.

  • Hiện tượng vàng da của trẻ sơ sinh có nguyên nhân từ sự khác nhóm máu giữa mẹ và con khá nghiêm trọng, thường được chẩn đoán từ trước khi sinh và cần có sự can thiệp phù hợp.

  • Bên cạnh hai nguyên nhân trên, chứng vàng da ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân khác từ bệnh viêm gan và hẹp ống dẫn mật. Tình trạng này là do ống dẫn mật phát triển lệch đi so với ống dẫn mật bình thường.
     


     

Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh?

  • Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh:

- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng qua cho bú hoặc truyền dịch, truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
- Chiếu đèn: là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
- Thay máu: khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
 

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

  • Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ là vàng da sinh lý. Tuy nhiên, nó cũng có thể phát triển thành mức độ nặng là vàng da bệnh lý.

  • Khi nồng độ bilirubin ở mức cao có thể tăng nguy cơ khiến bé bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác.

  • Đó là lí do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra khi bé có các dấu hiệu bị vàng da.

  • Đối với vàng da sinh lý thì bé sẽ bị vàng da trong khoảng 24 giờ sau sinh. Thông thường vàng da sinh lý sẽ tự biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần tuổi. Bé chỉ bị vàng da ở mức độ nhẹ.

  • Vàng da sinh lý không gây ra các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, mệt mỏi, thiếu máu.

  • Nồng độ bilirubin trong máu bé không quá 12 mg% ở trẻ sinh đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ sinh non.Tốc độ tăng bilirubin trong máu bé không quá 5 mg% trong 24 tiếng.

  • Vàng da bệnh lý xảy ra khi vàng da xuất hiện sớm. Bé bị vàng da không khỏi sau 3 tuần.

  • Mức độ vàng da nặng khiến bé bị vàng da ở mắt và toàn thân. Đồng thời bé có các dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú, co giật. Khi này mẹ cần phải đưa bé đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Đèn hồng ngoại không có tác dụng điều trị vàng da ở trẻĐừng thiếu hiểu biết khi sử dụng đèn hồng ngoại điều trị vàng da ở trẻ.

Tác dụng của đèn hồng ngoại " trong việc “Điều trị - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp“.

Đèn hồng ngoại có tác dụng điều trị bệnh:

  • Hỗ trợ điều trị các chứng đau mãn tính như: đau cổ, đau vai, đau cánh tay, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau cơ, đau khớp, đau thần kinh liên sườn…

  • Hỗ trợ điều trị các chứng viêm mãn tính như: viêm khớp, thoái hóa khớp, áp xe…

  • Hỗ trợ điều trị đau do thần kinh ngoại vi, đau nhức xương khớp.

  • Hỗ trợ điều trị các chứng phù nề do chấn thương, do viêm.

  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp co thắt cơ, co thắt trương lực.

  • Hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng tại chỗ đối với các trường hợp vết thương lâu liền và làm nhanh liền sẹo.

  • Làm mềm cơ để hỗ trợ các kỹ thuật vật lý trị liệu khác như xoa bóp, tập vận động dễ dàng và hiệu quả hơn.


Đèn hồng ngoại có tác dụng chăm sóc sức khỏe:

  • Đèn hồng ngoại có thể làm giãn mạch máu, giúp tăng tuần hoàn máu, làm tan máu bầm, làm mềm cơ, giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường chuyển hóa, kích thích tế bào sinh trưởng… 

  • Nhờ tác dụng nhiệt của tia hồng ngoại mà đèn hồng ngoại cũng là một thiết bị sưởi ấm vô cùng hiệu quả. Tia hồng ngoại sẽ xuyên qua da với độ sâu chỉ 1 - 3 mm, giúp da nóng tại chỗ, làm tăng nhiệt độ và giãn mạch máu tại chỗ, dần dần nhiệt lượng được truyền đi khắp cơ thể, giúp tăng nhiệt lượng toàn thân, sưởi ấm cơ thể.

Đèn hồng ngoại có tác dụng trong việc làm đẹp:

  • Một trong số những tác dụng của đèn hồng ngoại rất được các chị em phụ nữ quan tâm là tác dụng làm đẹp.

  • Tăng cường tuần hoàn máu, loại bỏ tế bào da chết và kích thích các tế bào da mới sinh trưởng. Nhờ đó, da trở nên tươi trẻ, trắng sáng, căng và mịn màng hơn rất nhiều.

  • Hỗ trợ việc làm đẹp tóc như giữ tóc nhuộm bền màu hay kích thích sự sinh trưởng của chân tóc để làm tóc khỏe, dày, bóng mượt hơn.

 

Trẻ Bị Vàng Da Mẹ Lên Cho Trẻ Ăn Gì

  • Ăn gì và không nên ăn gì khi trẻ bị vàng da, một câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm và đưa ra nhưng các mẹ hãy biết rằng chế độ ăn không ảnh hưởng đến bệnh này.

  • Trong thời gian trẻ bị bệnh vàng da sinh lý, chỉ trong vòng 1 tuần đầu trẻ đã tự hết chứng vàng da nên các mẹ không lo lắng,

  • cũng không cần kiêng hay nghĩ ngợi gì về thực đơn của mẹ cả, chỉ cần cho con bú nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường là được.

  • Chế độ ăn của mẹ mới sinh con phải luôn đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho con bú.

  • Các mẹ sau khi sinh thường giữ chế độ ăn kiêng, chỉ ăn cơm với thịt nạt ram mặn hoặc với mấy con tôm rang khô, không dám ăn những thức ăn giàu chất đạm, chất béo hay hạn chế ăn canh, rau, hoa quả trái cây.

  • Điều này thật sự sai lầm, nó khiến vị giác của các mẹ giảm dần, khó ăn, khó tiêu, thiếu năng lượng, lại càng cần nguồn dinh dưỡng nuôi con, cho nên bữa ăn của các mẹ phải đảm bảo đủ thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm, trứng, cá, rau củ và trái cây.

  • Ăn được nhiều đồng nghĩa với sức khỏe tốt cho cả mẹ và con, giúp phòng bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da. Ngoài ra, các mẹ nên tiếp tục uống sữa bà bầu để bổ sung các khoáng chất cần thiết.