Thực hư chuyện huyết áp thấp có nguy hiểm không

Bạn nên biết những triệu chứng của huyết áp thấp để có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng phát sinh. 

Huyết áp thấp là tình trạng khá phổ biến những người cao tuổi. Bạn có thể nhận biết mức đường huyết giảm xuống còn 90/60 mmHg (tức là huyết áp tâm thu từ 90 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 mmHg).

Bạn có thể tham khảo qua những triệu chứng của huyết áp thấp.

Chóng mặt

Chóng mặt là một trong những triệu chứng điển hình của chứng huyết áp thấp tư thế đứng. Khi thay đổi tư thế đột ngột, bạn sẽ bị chóng mặt. Ví dụ như đang nằm hoặc ngồi lâu, thậm chí bạn có thể bị té ngã khi đứng quá lâu.

Hạn chế tình trạng này, bạn nên từ từ ngồi dậy, đứng dậy khi giữ tư thế quá lâu. Khi ngủ nên để gối thấp, đặt chân cao để máu huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Thiếu tập trung

Nếu bạn đang căng thẳng, bận rộn hoặc mất ngủ thời gian dài, bạn sẽ bị thiếu tập trung. Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc chứng thiếu tập trung khi máu không di chuyển đến não khiến các tế bào não không được di chuyển và bạn bị huyết áp thấp. Để tỉnh táo, bạn nên ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước.

Mệt mỏi

Bạn có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, không muốn làm việc gì thêm vào sáng sớm. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi qua thời gian khác trong ngày, thế nhưng, đến chiều, cơ thể bạn sẽ lại gặp tình trạng stress, áp lực công việc. Bạn nên học cách quản lý công việc, quản lý stress, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mờ mắt

Một tác dụng phụ bạn phải kể đến của người huyết áp thấp là mờ mắt. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài hoặc thậm chí vĩnh viễn. Bạn nên bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho mắt, ngăn ngừa bệnh về mắt. Nếu làm việc văn phòng, cần nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau 1 tiếng đồng hồ.

Chảy mồ hôi 

Tình trạng bệnh huyết áp thấp sẽ ngăn cản máu đến chi, làm cơ thể toát mô hôi và lạnh. Da của bạn sẽ trở nên xanh xao hoặc thậm chí tím tái. Khi chảy mồ hôi, bạn sẽ mất nước, vì thế, bạn nên bổ sung nước, hạn chế uống rượu, bia hoặc nước ngọt.

Tim đập nhanh

Máu không thể lưu thông dẫn đến tình trạng tim co bóp không đều. Tim đập nhanh hơn bù đắp lại lượng máu dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga, đi dạo, … để tăng quá trình lưu thông máu, hạn chế thực hiện những môn thể thao nặng.

Trầm cảm

Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hơn 30% người bị huyết áp thấp mắc trầm cảm hơn những người không có triệu chứng này. Nếu bạn giữ huyết áp ở mức ổn định, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh này. 

Buồn nôn và nôn

Một trong những biểu hiện của tình trạng huyết áp thấp là nôn và buồn nôn, biểu hiện khi bạn chỉ đứng suốt thời gian dài. Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc nôn mửa.

Ngất xỉu

Nếu huyết áp của bạn đang xuống quá mức, bạn có thể bị ngất xỉu. Nếu cảm thấy mệt mỏi quá, bạn nên nhờ người thân pha 1 cốc trà, cà phê hay nước sâm để ổn định lại. Nếu không có đồ ăn, bạn nên uống nước lọc để kích thích nhịp tim và huyết áp tốt hơn.

Trên đây là một số dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng huyết áp thấp của mình và có biện pháp điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này sẽ góp phần mang lại cho bạn góc nhìn mới.