Làm sao biết con tôi đang bị rối loạn phổ tự kỷ?

Đó có lẽ là câu hỏi rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm thời gian gần đây. Khi con bỗng trở nên ít nói, rụt rè khi đối diện với người lạ, hoặc không bước ra chào người quen, con thích chơi một mình con… Những nỗi băn khoăn ấy sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Làm sao biết con tôi có đang bị tự kỷ hay không?

Làm sao biết con tôi đang bị rối loạn tự kỷ. (Ảnh:Internet)

Tự kỷ là bệnh gì?

Trước tiên, bố mẹ hãy tìm hiểu về căn bệnh này một cách kỹ càng nhé. Tự kỷ là căn bệnh xuất hiện khi con yêu có những rối loạn, khiếm khuyết trong quan hệ ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong ngôn ngữ về hình thể hay những sở thích cá nhân được lặp đi lặp lại một cách bất thường. Những dấu hiệu này thường dễ nhận thấy vào những năm đầu đời của con yêu, sau đó không có dấu hiệu giảm bớt. Triệu chứng thường xuất hiện ở 6 tháng đầu của trẻ, đến 2, 3 năm tuổi và có thể kìm hãm khi trẻ bước sang độ tuổi trưởng thành.

Theo thống kế khoa học, số lượng trẻ tự kỷ càng gia tăng, ước tính cứ 100 trẻ thì đã có 1 trẻ phát hiện đang mắc chứng tự kỷ ám thị, tỷ lệ mắc chứng tự kỷ điển hình dao động khoảng 16,8%.

Làm sao biết con tôi có đang bị rối loạn tự kỷ?

Những biểu hiện sau đây sẽ giúp cha mẹ phát hiện con mình có đang mắc rối loạn tự kỷ hay không?

Một yếu tố đầu tiên giúp cha mẹ dễ nhận thấy dấu hiệu của rối loạn tự kỷ ở trẻ, đó là sự thiếu hụt khả năng tương tác với môi trường xung quanh. Trẻ em mắc chứng rối loạn tự kỷ thường ít khi chỉ tay vào một vật nào đó; hiếm khi giao tiếp bằng mắt với bố mẹ; mỗi khi gặp khó khăn, thay vì nói với bố mẹ, trẻ chỉ kéo tay bố mẹ để cầu cứu sự trợ giúp; trẻ hầu như ít khi nào nói chuyện với bố mẹ trong 1 ngày; trẻ chỉ thích chơi một mình ở một góc mà không chia sẻ hay cầu viện sự chia sẻ của bất kỳ người thân trong gia đình.

Một số trẻ sẽ làm bất cứ điều gì mà chúng yêu thích mà không quan tâm đến thái độ và cảm xúc của người xung quanh. Một số trẻ khác lại không biết lạ lẫm khi bước vào một nơi xa lạ, không nhận biết những thay đổi của môi trường xung quanh, hoặc thậm chí ngược lại, cảm thấy rất sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ, không dám bắt chuyện với người lạ.

Trẻ tự kỷ không dám bắt chuyện với người lạ. (Ảnh: Internet)

Trẻ tự kỷ không dám bắt chuyện với người lạ. (Ảnh: Internet)

Một điểm dễ dàng nhận ra của trẻ mắc rối loạn tự kỷ, trẻ thường xuyên mang theo đồ vật chúng yêu thích và chỉ quan tâm đến những vật thể chứ ít khi để ý đến người xung quanh.

Một dấu hiệu phổ biến khác cha mẹ có thể nhận thấy ở trẻ em rối loạn tự kỷ, phải kể tới là sự bất thường trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Con yêu bỗng chậm nói hoặc nói được một lúc sau đó lại phát ra những thanh âm vô nghĩa. Dẫu cha mẹ đã cố gắng dạy đi dạy lại, trẻ vẫn không chịu nghe lời hoặc khó lòng nói theo. Nếu con bắt đầu nói được thì chỉ có thể nói nhại, nói lại lời quảng cáo tivi hoặc nói khi cảm thấy đói, muốn ăn. Con yêu không biết sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những điều con muốn nói. Con không biết đặt câu hỏi hoặc chỉ đặt một câu nhưng cứ hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Khi cha mẹ hỏi, con cũng không biết đối đáp, hay phản ứng lại bằng lời nói được. Giọng nói của con yêu bỗng nghe lơ lớ, hay quá nhanh, quá to, những chữ bị dính lại với nhau, nói không được tự nhiên, cảm xúc… Nếu nhận thấy dấu hiệu về ngôn ngữ của con yêu, bạn hãy mang con đi khám ngay bạn nhé.

Những thói quen, hành động bất thường của con yêu cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tự kỷ cha mẹ nên để ý quan sát. Con có hành vi đi kiễng gót thường xuyên, con bỗng thích xoay tròn người, thích ngắm bàn tay, thích nghiêng hoặc lắc lư mãi một chỗ, hay con bỗng thích chạy vòng quanh mà không hiểu lý do vì sao, …  Một số trẻ còn thực hiện một hành động lặp đi lặp lại một cách ngăn nắp: ngồi mãi một chỗ không đổi, nằm mãi một vị trí không đổi, mặc mãi một bộ quần áo không cho ba mẹ giặt, …

Ngoài ra, một số trẻ không hề thấy chán khi ngồi cả ngày xem chương trình quảng cáo trên tivi, thích ngắm nhìn bánh xe quay quay một cách kiên nhẫn, tay chân không bao giờ để trống mà luôn cầm theo một vật dụng mà trẻ yêu thích như bút bi, hộp chì màu… Nhiều trẻ lăn đùng ra ăn vạ khi cha mẹ không làm theo ý mình, bởi chúng chưa biết cách kìm chế cảm xúc. Theo nhiều thống kê khoa học hiện nay, có đến 70% trẻ mắc chứng tự kỷ xuất hiện triệu chứng tăng động, không nề hà hiểm nguy xung quanh.

Một số trẻ tự kỷ khác lại mắc chứng rối loạn cảm giác. Một số trẻ có mức độ nhạy cảm quá cao, sẽ cảm thấy sợ bóng tối, sợ người lạ, thích chui vào tủ trốn, sợ phải cắt tóc… Một số trẻ khác có mức độ nhạy cảm quá thấp, sẽ thích người khác ôm ấp, thích cầm nén đồ vật, quan sát vật phát sáng…

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là trẻ tự kỷ hoàn toàn có biểu hiện tệ hại. Ngoài những khuyết điểm trên, trẻ tự kỷ sẽ có những năng lực ưu việt khác, phải kể tới như: có khả năng nhớ số điện thoại của nhiều người, có khả năng thuộc lòng số lượng lớn bài hát, tính nhầm rất nhanh, học động tác tay của người lớn khá nhanh…