Suy tim là một căn bệnh rất nguy hiểm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không sớm phát hiện nó sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Bài biết dưới đây chúng tôi muốn đưa ra những thông tin hữu ích về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo.
Suy tim là một bệnh lý nguy hiểm, do tim bị yếu dần không có khả năng bơm để cung cấp máu cho các nhu cầu hoạt động cơ thể. Suy tim là con đường cuối của hầu hết các bệnh lý tim mạch.
Đối với những người mắc phải triệu chứng suy tim sẽ bị giảm khả năng hoạt động, thậm chí đứng trước nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mãn tính.
Dựa trên lâm sàng, nguyên nhân suy tim được chia theo các nhóm bao gồm suy tim trái, suy tim phải, suy tim toàn bộ. Đi tìm hiểu những nguyên nhân này như sau:
Suy tim trái
Bệnh lý cơ tim
Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, suy tim sau nhồi máu cơ tim
Tăng huyết áp được coi là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này
Bệnh lý van tim: hở van tim 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ
Suy tim phải
Bệnh phổi mãn tính: Xơ phổi, COPD, giãn phế quản,...
Hẹp van 2 lá
Tăng áp lực động mạch ở phổi
Suy tim trái lâu dài sẽ dẫn đến suy tim phải
Suy tim toàn bộ
Bệnh cơ tim co giãn
Suy tim trái tiến triển lâu dài thành suy tim toàn bộ
Thông thường những biểu hiện của suy tim nhẹ là mệt mỏi khó thở mỗi khi gắng sức, hay ho về đêm, đặc biệt là làm việc nhanh sẽ mệt. Suy tim nhẹ có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Ở các giai đoạn sau, các dấu hiệu của suy tim có thể kéo dài, thường xuyên hoặc xuất hiện một cách đột đột ngột:
Khó thở
Phù và tăng cân
Chóng mặt, mệt mỏi và kiệt sức dần
Nhịp tim bất thường nhanh
Triệu chứng suy tim trái
Rất khó thở: Cố gắng sức để thở ở giai đoạn đầu, nếu bị suy tim nặng dần dần sẽ có những cơn khó thở khởi phát về đêm, người bệnh phải ngồi dậy để thở
Các cơn hen tim, phù phổi cấp: thông thường xuất sau sau gắng sức thở, người bệnh khó thở một cách dữ dội, ho khạc ra bọt hồng.
Đau ngực: đau ngực do bệnh lý mạch vành dẫn đến giảm tưới máu cho mạch vành
Chóng mặt, hoa mắt, tiểu ít
Triệu chứng suy tim phải
Khó thở: cơn thở trở nên nặng nề, những bệnh nhân suy tim phải do bệnh phổi tắc nghẽn có thể có các đợt khó thở cấp do bệnh phổi tiến triển.
Phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi
Triệu chứng suy tim toàn bộ
Khó thở thường xuyên tương tự như suy tim phải ở mức độ nặng
Tràn dịch đa màng, gan to, phù nề, tĩnh mạch cổ nổi
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: giảm ăn muối, ăn nhiều rau củ hoa quả, không sử dụng mỡ động vật thay vào đó là dầu thực vật, không dùng phủ tạng động vật
Rèn luyện thể thao mỗi ngày
Bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, dùng các chất kích thích như rượu bia,...
Tầm soát sức khỏe tại nhà như kiểm tra huyết áp, đường huyết,....
Khám bệnh định kỳ hàng tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiểm soát các bệnh liên quan: tăng huyết áp, tiểu đường, COPD, hen...
Suy tim có thể được phân 4 cấp độ theo NYHA (Hội Tim mạch học New York):
Hoạt động gần như bình thường mặc dù người bệnh đang mắc bệnh tim nhưng lại không có triệu chứng cơ năng
Dấu hiệu khởi phát là cố gắng sức để thở
Dấu hiệu xuất hiện khi gắng sức ít đồng thời bị hạn chế nhiều hoạt động thể lực
Giai đoạn cuối các triệu chứng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi
Các đối tượng có nguy cơ
Tăng huyết áp
Tiểu đường
Rối loạn lipid máu
Đối tượng nam giới: hút thuốc lá
Độ tuổi cao
Có bệnh lý bẩm sinh
Bệnh phổi tắc nghẽn không được kiểm soát
Sự thật không có một phương pháp đơn lẻ nào để có thể xác định được suy tim hay không, mà thay vào đó là các chuyên gia bác sĩ sẽ phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các vấn đề liên quan bệnh. Sau đó tiến hành khám sức khỏe tổng quát và đồng thời thực hiện một số xét nghiệm sau đẩy để có thể kết luận của bệnh:
Xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng protein đặc trưng của bệnh suy tim là N-tip pro-B (n-proBNP).
Chụp X quang lồng ngực: kiểm tra tình trạng tim và phổi của người bệnh.
Siêu âm doppler tim: là phương pháp cần thiết để chẩn đoán và tìm nguyên nhân suy tim.
Đo điện tâm đồ ECG giúp ghi lại các hoạt động của tim thông qua các điện cực gắn vào da của người bệnh.
Chụp cắt lớp tim để phát hiện những hình dạng bất thường của các khối cơ tim.
Chụp động mạch vành để kiểm tra tình trạng tắc nghẽn mạch vành nếu có.
Xét nghiệm: NT-proBNP, BNP là các peptit lợi niệu, tăng lên trong máu do sự căng giãn các buồng tim. NT-proBNP tăng là một chỉ điểm của suy tim
Các xét nghiệm khác: HbA1C, Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chức năng gan, thận..
Còn tùy thuộc vào tình trạng khác nhau của từng người mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp cụ thể để nhằm đưa ra kết luận chính xác.
Suy tim không phải là cửa tử, thực tế bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc cho bản thân để có thể tiếp tục tận hưởng được cuộc sống như những người bình thường. Với sự chăm sóc, hỗ trợ và có phương pháp điều trị đúng, người bệnh suy tim hoàn toàn có thể tự thực hiện những sinh hoạt, công việc hàng ngày, miễn là bạn biết giới hạn hoạt động của mình.