Tự kỷ và trầm cảm ở trẻ có khác nhau không

Trầm cảm và tự kỷ là hai bệnh có những điểm tương đồng khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt rõ ràng giữa bệnh trầm cảm tự kỷ để có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ em. 

Phân biêt giữa trầm cảm và tự kỷ

Phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ. (Ảnh: Internet).

Trẻ trầm cảm và tự kỷ khác nhau ở điểm nào?

Bệnh tự kỷ là một triệu chứng rối loạn về hành vi và suy nghĩ của trẻ em, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, thường kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, dẫn tới hiện tượng gặp khiếm khuyết trong việc tương tác xã hội, kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ đời sống đều cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, nhiều thống kế khoa học cho thấy số lượng trẻ mắc tự kỷ đã lên đến 1 đến 3 phần nghìn trẻ em.

Trầm cảm lại là căn bệnh rối loạn khí sắc, biểu hiện ra bên ngoài thành những biểu hiện hành vi và suy nghĩ bất thường. Một trong những biểu hiện điển hình của trầm cảm là khí sắc trầm uất, mất hứng thú và năng lượng ngày càng suy giảm, mệt mỏi. Điểm khác biệt rõ rệt nhất của trầm cảm là căn bệnh này xuất hiện ở nhiều đối tượng, phải kể đến như trẻ em, người lớn, người già. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm có tỷ lệ số người mắc nhiều hơn so với bệnh tự kỷ. 

Nếu mắc bệnh trầm cảm, bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng phổ biến như sau: bệnh nhân xuất hiện cảm giác buồn bã, trống trải, không thể tập trung để thực hiện một việc gì, dù là làm những việc đơn giản nhất. Cảm giác mệt mỏi, chán chường xuất hiện liên tục khiến tâm trạng của người bệnh ngày càng đi xuống đến mức cùng cực. Những cảm giác về tội lỗi, ghét chính bản thân, luôn đổ lỗi cho bản thân dù chẳng làm gì sai cả. Bạn có dấu hiệu bất thường về giấc ngủ. Bạn cũng thường hay cáu gắt, giận dữ trước một điều gì đó.Bạn không còn hứng thú với bất cứ điều gì hay hoạt động nào. Bạn giảm bớt cảm giác ngon miệng, không muốn ăn bất cứ món gì. Bạn luôn nghĩ đến cái chết hay có ý nghĩ tự sát.

Trong khi đó, những triệu chứng tự kỷ lại có sự khác biệt rõ rệt so với trầm cảm mà cha mẹ có thể nhận thấy ở trẻ em. Biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ tự kỷ là trẻ chậm nói và chỉ ê a liên tục từ khi sinh ra cho đến khi lên 5 tuổi. Trẻ sống khép kín, không quan tâm với những thay đổi của thế giới xung quanh, đặc biệt thường tránh giao tiếp bằng mắt với ba mẹ. Mắt trẻ không có những biểu cảm tự nhiên, khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc, lời nói, ngôn ngữ. Khả năng phản ứng, tiếp nhận của trẻ chậm, ít nói chuyện, hầu như những đứa trẻ bệnh tự kỷ không nói chuyện với người lạ. Trẻ thường rụt rè, nhút nhát và thường không thích ở nơi đông người. 

Trẻ tự kỷ có biểu hiện gì

Trẻ tự kỷ có biểu hiện gì khác với trầm cảm. (Ảnh:Internet)

Trẻ thường thích ngồi một chỗ, chơi ở một khu vực hoặc một đồ chơi không đổi. Trẻ lặp lại các hành vi một cách bất thường như vỗ tay, rung lắc cơ thể…Trẻ thường chú ý đến một bộ phận thay vì quan tâm vào toàn cảnh. Trẻ thường xuyên gào khóc, cào cấu, khóc hay trốn vào nơi nào đó một mình. 

Nguyên nhân xuất hiện trầm cảm bắt nguồn từ sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài, biến cố, khủng hoảng xảy ra. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh rõ về nguyên nhân của chứng tự kỷ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ như: gen di truyền, mẹ gặp một số vấn đề trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, mẹ sử dụng thuốc, uống rượu trong khi mang thai… bất thường trong cấu trúc não, trong chức năng não… 

Trầm cảm có nhiều biện pháp để điều trị bằng một số phương pháp như: thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotic… Hay sử dụng thuốc điều trị, ... Phương pháp điều trị tự kỷ đòi hỏi sự kiên trì và đồng hành giữa cha mẹ và bác sĩ trị liệu. Tuy nhiên, nếu cha mẹ kiên trì thực hiện một số phương pháp và cùng con chữa bệnh đến cùng, chắc chắn rằng căn bệnh sẽ thuyên giảm. 

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể phân biệt giữa bệnh tự kỷ và trầm cảm. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể giữa hai căn bệnh này.