Lý giải vì sao huyết áp khi nằm cao hơn khi ngồi?

Hạ huyết áp tư thế là một trong những trường hợp bệnh về huyết áp nguy hiểm. Vì nó có thể gặp ở bất cứ ai, và thường gặp ở người cao tuổi. Trong thực tế, đây lại là nguyên nhân phổ biến của những tai nạn do hoa mắt chóng mặt nên té ngã, gãy xương và chấn thương vùng đầu. 

Thông thường khi đứng lên, máu sẽ dồn xuống chân nhiều hơn, huyết áp sẽ giảm ở phần trên của cơ thể. Điều đó cũng cho thấy huyết áp khi nằm và khi ngồi sẽ khác nhau.

 

 

Huyết Áp Khi Nằm Và Ngồi Khác Nhau Như Thế Nào

  • Huyết áp sẽ thay đổi theo tư thế là điều rất bình thường, và dĩ nhiên sự dao động này sẽ nằm trong giới hạn cho phép.

  • Tuy huyết áp khi nằm và khi ngồi khác nhau nhưng huyết áp khi nằm cao hơn khi ngồi chỉ đôi chút (không quá 5-10 mmHg).

  • Khi đo huyết áp cho người cao tuổi cần phải đo ở cả 3 tư thế là nằm, ngồi và đứng để có thể chẩn đoán đó là dạng hạ huyết áp nào mà có thể điều trị cho hiệu quả.

  • Quá trình kiểm tra là sau khi thực hiện đo ở một trong hai tư thế ngồi hoặc nằm, bác sĩ thường đo bổ sung ở tư thế đứng, nhất là trong lần khám đầu tiên.

  • Mục đích là phát hiện xem bệnh nhân có tình trạng tụt huyết áp khi chuyển sang tư thế đứng không.

  • Hạ huyết áp tư thế đứng khi huyết áp tâm thu tụt xuống hơn 10 mmHg và có triệu chứng choáng váng, chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Đọc Thêm: Huyết áp 90/60 có phải huyết áp thấp?

Nên đo huyết áp ở tư thế nào?

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao nhất là khi ở tư thế nằm. Vì vậy muốn đo huyết áp chính xác thì tư thế đúng là yếu tố quan trọng. Và huyết áp nên được đo ở tư thế ngồi.

Quy tắc đo huyết áp đúng cách tại nhà

  • Ngồi ở tư thế thoải mái và thẳng lưng (thả lỏng bàn chân trên sàn, cánh tay gập ở khuỷu tay).

  • Đặt khuỷu tay trên bàn với lòng bàn tay ngửa sao cho băng đo huyết áp và máy đo ngang tầm tim.

  • Trước khi đo huyết áp nên đi tiểu, vì nước tiểu trong bàng quang có thể ảnh hưởng tới các chỉ số.

  • Đo lại lần 2, lấy kết quả trung bình cộng hai lần đo. Nếu kết quả 2 lần đo chênh nhau quá nhiều (11-20 mmHg) thì cần kiểm tra lại sau 5-10 phút khi đã thư giãn thoải mái hơn.

  • Nên thiết lập thời gian đo cố định hàng ngày.

  • Không hút thuốc và uống rượu trước khi đo huyết áp.

  • Ghi chép lại các chỉ số đo hàng ngày để theo dõi.

>>> Xem thêm hướng dẫn đo huyết áp cơ

Hạ huyết áp nên làm gì?

Dấu hiệu hạ huyết áp thế đứng phổ biến nhất là tình trạng chóng mặt khi thay đổi tư thế. Ngoài ra còn có các triệu chứng sau tuỳ vào từng người:

  • Choáng váng, xây xẩm, mất thăng bằng sau khi đứng lên.

  • Mắt tự nhiên mờ và nhòe đi, tinh thần không tỉnh táo, đau đầu.

  • Mệt mỏi, vã mồ hôi, da tái nhợt

  • Có giảm giác buồn nôn

  • Hoặc ngất xỉu

     


     

Mẹo xử lý tình trạng chóng mặt khi thức dậy vào buổi sáng

  • Nên nằm lại và giữ phần đầu cao (chếch khoảng 10cm).

  • Nên để sẵn nước để uống trước khi xuống giường khoảng 30 phút (khoảng 400ml).

  • Chuyển dần tư thế từ nằm sang ngồi, sau đó mới đứng dậy.

  • Thực hiện các bài tập: nâng các ngón chân, xoa bóp cơ bắp vùng đùi trong 30 giây hoặc đứng dậm chân tại chỗ.

  • Và quan trọng là nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên đo huyết áp tại nhà để kiểm soát huyết áp.