Dùng những loại dầu ăn nào sẽ tốt cho sức khỏe

Hiện có rất nhiều chất béo và dầu nấu ăn dành cho bạn chọn lựa. Nhưng việc chọn lựa một loại dầu ăn không chỉ đơn giản là lựa chọn các loại dầu lành mạnh, nhưng liệu chúng có còn lành mạnh sau khi được nấu chín hay không?

Tính Ổn Định Của Dầu Ăn

Nếu bạn thường nấu ăn ở nhiệt độ cao, bạn nên sử dụng các loại dầu có tính ổn định và không dễ bị oxy hóa hay bị ôi. Khi dầu bị oxy hóa, chúng phản ứng với oxy để tạo thành các gốc tự do và các hợp chất có hại mà chắc chắn bạn sẽ không muốn tiêu thụ. Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định tính đối kháng của dầu đối với sự oxy hóa và hình thành các gốc tự do ở cả nhiệt độ cao và thấp là tốc độ bão hòa của các axit có trong nó.

Chất béo bão hòa chỉ có liên kết đơn trong phân tử axit béo, chất béo không bão hòa đơn có một liên kết đôi và chất béo không bão hòa đa có hai hoặc nhiều hơn. Đó là những liên kết đôi có phản ứng hóa học mạnh và nhạy cảm với nhiệt.

Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn có khả năng chống nóng, nhưng các loại dầu có nhiều chất béo không bão hòa đa thì bạn nên tránh dùng chúng trong nấu ăn.

Dầu ăn gì tốt cho sức khỏe người bệnh tim mạch, cao huyết áp?

Sử dụng dầu ăn tốt cho tim mạch là một trong những cách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh cao huyết áp. (Ảnh: Internet)

Tìm hiểu Cách hạ huyết áp hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

Điểm danh 9 loại dầu ăn tốt cho sức khỏe

Dầu ô liu

Dầu ô liu là một thành phần chính trong ẩm thực Địa Trung Hải. Nó có nhiều hợp chất phenolic, mỗi 100g dầu ô liu chứa khoảng 72,961g a xít béo không bão hòa đơn, 13,808g a xít béo bão hòa và 10,523g a xít béo không bão hòa đa. Dùng dầu ô liu, đặc biệt là loại tuyệt đối tinh khiết, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao.

Dầu ăn gì tốt cho sức khỏe người bệnh tim mạch, cao huyết áp?

Dầu ô liu rất tốt cho sức khỏe tim mạch, phù hợp sử dụng với người bệnh cao huyết áp. (Ảnh: Internet)

Dầu mè

Theo một nghiên cứu, hạt mè chứa 50-60% dầu có axit béo không bão hòa đa, chất chống oxy hóa, sesamin, sesamolin và chất đồng đẳng tocopherol. Các axit béo có trong dầu mè gồm 35-50% axit linoleic, 35-50% axit oleic, 7-12% axit palmitic, 3,5-6% axit stearic và một ít axit linoleic.

Dầu mè có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Loại dầu này có đặc tính chống tăng huyết áp và chống ung thư. Dùng dầu mè giúp làm giảm nồng độ axit béo trong gan và giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh.

Dầu hướng dương

Dầu hướng dương có hương vị trung tính và có màu nhạt. 100g dầu hướng dương chứa 19,5g axit béo không bão hòa đơn, 65,7g axit béo không bão hòa đa và 10,3g axit béo bão hòa. Theo một nghiên cứu, dầu hướng dương có tác dụng làm giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” (LDL), đồng thời tăng mức cholesterol “tốt” (HDL).

Dầu ăn gì tốt cho sức khỏe người bệnh tim mạch, cao huyết áp?

Dầu hướng dương là sản phẩm tốt cho tim mạch mà lại dễ tiếp cận tại thị trường Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Dầu đậu nành

Dầu đậu nành chứa 7-10% axit panmitic, 2-5% axit stearic, 1-3% axit arachidonic, 22-30% axit oleic, 50-60% axit linoleic và 5-9% axit linolenic. Dầu đậu nành chứa nhiều axit béo không bão hòa đa giúp kéo giảm mức cholesterol trong huyết thanh, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dầu cây rum

100g dầu cây rum chứa 7,14g chất béo bão hòa, 78,57g chất béo không bão hòa đơn và 14,29g chất béo không bão hòa đa. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ béo phì sau mãn kinh bị tiểu đường loại 2 đã giảm đáng kể tình trạng viêm, mỡ máu và lượng đường huyết sau khi dùng 8g dầu cây rum mỗi ngày.

Dầu bơ

Dầu bơ chứa 16,4% axit béo bão hòa, 67,8% axit béo không bão hòa đơn và 15,2% axit béo không bão hòa đa. Một nghiên cứu cho thấy 13 người trưởng thành khỏe mạnh thường xuyên có chế độ ăn kiêng tăng chất béo và tăng calorie được thay thế bằng dầu bơ trong 6 ngày ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về insulin, đường huyết, cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride.

Dầu đậu phộng

100g dầu đậu phộng chứa 16,9g chất béo bão hòa, 46,2g chất béo không bão hòa đơn và 32g chất béo không bão hòa đa.

Dầu đậu phộng rất giàu phytosterol ức chế sự hấp thụ cholesterol từ chế độ ăn uống, giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư phổi, dạ dày, buồng trứng, ruột kết, vú và tuyến tiền liệt.

Dầu ăn gì tốt cho sức khỏe người bệnh tim mạch, cao huyết áp?

Dầu đậu phộng giúp ức chế hấp thụ cholesterol, từ đó có tác dụng bảo vệ sức khỏe người bệnh tim mạch và huyết áp. (Ảnh: Internet)

Dầu hạt cải

100g dầu hạt cải chứa 7,14g chất béo bão hòa, 64,29g chất béo không bão hòa đơn và 28,57g chất béo không bão hòa đa.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu hạt cải có thể làm giảm đáng kể cả cholesterol toàn phần và LDL, tăng vitamin E và cải thiện độ nhạy insulin so với các nguồn chất béo khác trong chế độ ăn uống.

Dầu bắp

Dầu bắp tinh luyện chứa 59% chất béo không bão hòa đa, 24% chất béo không bão hòa đơn và 13% chất béo bão hòa. Loại dầu này có nhiều vitamin E giúp bảo vệ nó khỏi bị oxy hóa.

Dầu bắp có lượng axit linoleic tốt. Đây là một loại axit béo không bão hòa đa giúp tăng cường sức khỏe da và hỗ trợ hoạt động của màng tế bào và hệ miễn dịch. Dùng dầu bắp giúp giảm LDL nhờ sự hiện diện của axit béo không bão hòa đa.