Những mối nguy hiểm của huyết áp cao khi mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ là một trong những bệnh lý gây ra nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thậm chí gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức liên quan đến bệnh huyết áp cao của người phụ nữ mang thai.

Huyết áp khi mang thai nguy hiểm ra sao (Ảnh:Internet)

Theo thống kê cho thấy, có khoảng 15% phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị chứng huyết áp cao,  25% phụ nữ đẻ non do tăng huyết áp. Đặc biệt, bệnh huyết áp cao cũng bắt đầu sau tuần 20 của thai kỳ mà trước đó người phụ nữ không hề có dấu hiệu bất thường nào.
Huyết áp được xác định như sau:

  • Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mmHg

  • Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu khoảng 120-129  và tâm thu trương dưới 80 mmHg.

  • Tăng huyết áp 1: Huyết áp tâm thu khoảng  130 – 139  hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 80-90 mmHg.

  • Tăng huyết áp 2: Huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

 Nguyên nhân tình trạng cao huyết áo của phụ nữ mang thai

Một số nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao khi mang thai là:

  • Thói quen ăn nhiều muối

  • Ít vận động thể lực

  • Béo phì, tăng huyết áp cholesterol

  • Căng thẳng tâm lý, thần kinh

  • Tuổi của sản phụ cao…

  • Chế độ dinh dưỡng của người mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng.

  • Mang thai đôi, thai ba…

  • Thai phụ có nước ối quá nhiều.

  • bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, tiểu đường…


    Căng thẳng có thể gây huyết áp cao cho thai phụ (Ảnh:Internet)

Triệu chứng cao huyết áp sẽ như thế nào?

Bệnh cao huyết áp thường xảy ra ở tuần thứ 20 của thai kì với một số triệu chứng sau:

  • Phù: Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp trong kỳ thai. Thai phụ cảm thấy da mềm, ấn lõm, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết. (khác với phù sinh lý: phù nhẹ, thường ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì phù giảm rõ).

  • Tăng cân nhanh: Thể tích dịch cơ thể tăng lên do chức năng thận suy giảm, hơn nữa, thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn.

    Thai mắc bệnh cao huyết áp sẽ bị phù (Ảnh:Internet)

  • Tiền sản giật: Khi huyết áp > 140/90 mmHg, kèm theo dấu hiệu đạm trong nước tiểu (xét nghiệm ở mức trên 300mg/24 giờ) thì được gọi là tiền sản giật.

  • Tiền sản giật nặng: Nếu huyết áp tăng >160/110 mmHg và lượng đạm trong nước tiểu kèm theo đau đầu, hoa mắt, đau ở vùng thượng vị, thiểu niệu, tăng men gan, suy thận. Lúc này, bạn cần phải đưa thai phụ đi cấp cứu gấp, tránh chuyển thành sản giật, đe dọa tính mạng của hai mẹ con.

Tăng huyết áp cao có thể nguy hiểm như thế nào?

Phụ nữ mang thai tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như sau:

  • Tiền sản giật: Là tình trạng tăng huyết áp vào nửa sau thai kỳ (từ 20 tuần thai) và có sự hiện diện của đạm trong nước tiểu thai phụ. Ngay cả khi bị tiền sản giật ở mức độ nhẹ cũng nên lưu ý để tránh biến chứng nặng hơn, như sản giật, phù phổi cấp.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

  • Dễ bị tăng huyết áp trong kỳ mang thai tiếp theo.

  • Dễ mắc các bệnh mãn tính như thận tim.

Đối với thai nhi khi người mẹ mắc chứng tăng huyết áp khi mang thai sẽ có biến chứng như sau:

  • Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng, khiến bé phát triển chậm, có thể cân nặng dưới chuẩn trung bình, nặng hơn là tử vong trong bụng  mẹ.

  • Sinh non: Ngay cả khi đã được điều trị, phụ nữ mang thai bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật cần sinh sớm để tránh các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng tới cả hai mẹ con. Những trẻ sinh quá sớm, có thể dẫn đến tử vong.

Tôi phải làm gì nếu bị tăng huyết áp trong kỳ thai?

Nếu bị tiền sản giật nhẹ, bạn nên đến cơ sở y tế tham khám thường xuyên 3-4 lần/tuần về cân nặng, huyết áp để đảm bảo rằng tất cả đều giữ ở mức ổn định. Mẹ bầu cũng nên tự theo dõi chuyển động của thai nhi hằng ngày, nếu có dấu hiệu bất thường nào, nên báo ngay cho bác sĩ.
Ngoài ra, bạn nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:

  • Nên hạn chế ăn muối, chỉ được ăn trong khoảng 6g/ngày.

  • Nên ăn các thực phẩm chứa đạm, có nguồn gốc từ thực vật, đậu tương, các sản phẩm từ đậu tương, thịt nạc cá và trứng…

  • Giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều các thức ăn có nguồn gốc từ động vật, nhiều cholesterol như: thức ăn nhanh, phủ tạng (gan, tim, thận), thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ…


    Người mang thai bị huyết áp cao thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý (Ảnh:Internet)

  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

  • Uống nhiều nước.

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn.

Trong quá trình theo dõi bệnh, bạn cần sử dụng các thiết bị đo huyết áp tại nhà để kiểm tra kết quả thường xuyên. Từ đó, bạn có thể phát hiện sớm dấu hiệu nguy hiểm và có biện pháp điều trị sớm.
Bài viết trên đây đã tổng kết một số dấu hiệu của bệnh cao huyết áp mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai để tránh nguy hiểm có thể xảy ra. Hy vọng rằng bạn sẽ tích lũy nhiều kiến thức bổ ích, hỗ trợ việc chăm sóc tốt con cái và bản thân mỗi ngày.
 
Đọc thêm: Tụt huyết áp khi mang thai