Cảnh báo về tình trạng tim đập nhanh là bệnh gì

Tim đập nhanh có thể được xem là phản ứng nhất thời do vận động mạnh, stress, căng thẳng hay sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra trong khoảng thời gian dài, bạn cần kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các biểu hiện nguy hại đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin giải đáp thắc mắc tim đập nhanh mắc bệnh gì?

Tim đập nhanh bệnh gì? (Ảnh: Internet).

Tim đập nhanh bệnh gì? (Ảnh: Internet).

Nhịp tim bao nhiêu mới gọi là bình thường?

Đã bao giờ bạn đo nhịp tim và huyết áp, khi máy báo kết quả, bạn lại không biết như vậy có bình thường hay không? Đa số chúng ta thường ít khi quan tâm đến việc này cho đến khi tim báo hiệu những nguy hiểm xảy ra, bạn đã không kịp trở tay rồi. Vì thế, bạn cần phải tự trang bị kiến thức căn bản về nhịp tim của mình, để có biện pháp rèn luyện sức khỏe tốt.
Nhịp tim chuẩn của mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào độ tuổi, giới tính, thể trạng… Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường trong lúc nghỉ ngơi sẽ dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Điều thú vị là những người có thể trạng càng khỏe mạnh, nhịp tim của họ lại càng thấp. Vận động viên đua xe đạp Larce Armstrong chỉ có nhịp tim khoảng 32 nhịp mỗi phút.
Ngoài ra, nhịp tim của chúng ta còn chịu ảnh hưởng không ít yếu tố bên ngoài. Có thể kể đến như hoạt động thể chất, tình hình sức khỏe, bệnh lý, nhiệt độ môi trường, bệnh lý, tâm trạng cảm xúc…

Khi nhịp tim đập trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh. (Ảnh: Internet).

Khi nhịp tim đập trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh. (Ảnh: Internet).

Triệu chứng chủ yếu

Bạn có thể nhận biết tình trạng tim đập nhanh qua một số biểu hiện như sau:

  • Người khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.

  • Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp

  • Cảm nhận tim đập nhanh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.

  • Lỗi nhịp.

  • Đau đầu

  • Đau thắt ngực.

  • Chóng mặt, choáng ngợp.

  • Bất tỉnh
     

    Triệu chứng của người tim đập nhanh. (Ảnh:Internet)

    Triệu chứng phổ biến của người bệnh tim. (Ảnh:Internet)

Hãy theo dõi tim thường xuyên, nếu bạn cảm thấy các tình trạng này diễn ra thường xuyên, hãy tham khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân

Tình trạng tim đập nhanh xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Một số phản ứng tình cảm mạnh mẽ như căng thẳng, lo âu.

  • Tập thể dục quá sức

  • Sử dụng cà phê, chất kích thích quá nhiều trong ngày.

  • Liên quan đến hormone như thai kỳ, kỳ kinh nghiệt hay thời kỳ mãn kinh.

  • Uống thuốc cảm và ho có chứa psedoephedrin, một chất kích thích.

  • Dùng một số chất hen gây kích thích.

    Dùng một số chất hen gây kích thích. (Ảnh: Internet)

    Dùng một số chất hen gây kích thích. (Ảnh: Internet)

Tim đập nhanh và có biểu hiện là triệu chứng của các bệnh này cần được điều trị sớm như:

  • Bệnh lý về tim mạch, có thể là tim bẩm sinh, tim thứ phát như hẹp hở van tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Bệnh cường giáp, suy giáp.

  • Bệnh huyết áp thấp.

Khi tim đập nhanh mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
Ngất: Khi tim đập quá nhanh, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng tụt huyết áp và khiến bệnh nhân ngất.
Ngưng tim: Một số trường hợp khi tim đập nhanh có thể làm tim ngừng đập và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Đột quỵ: Đây là một trong những biểu hiện thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch. Người bệnh có thể xuất hiện các đợt rung nhĩ, hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não và đột quỵ.
Suy tim: Khi tim đập nhanh có thể gây nên các cơn rung nhĩ và bệnh suy tim nếu không điều trị kịp thời.

Khi tim đập nhanh có thể gây ngất xỉu. (Ảnh:Internet)

Khi tim đập nhanh có thể gây ngất xỉu. (Ảnh:Internet)

Khi thấy bản thân có triệu chứng nêu trên, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để tham khám, phát hiện sớm các triệu chứng để kịp thời điều trị. Ngoài ra, cần tự xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh để kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Thực hiện lối sống lành mạnh. (Ảnh:Internet)

Thực hiện lối sống lành mạnh. (Ảnh:Internet)

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, các loại hạt ngũ cốc, cá…

  • Hạn chế ăn các thực phẩm đóng gói, mỡ động vật.

  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…

  • Cân bằng công việc, giảm thiểu căng thẳng.

  • Uống đủ nước mỗi ngày.

  • Hạn chế thói quen xấu như uống rượu bia, thức khuya, sử dụng chất kích thích…

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tim mạch, bạn cần tham khám bác sĩ định kì 6 tháng một lần. Hoặc sử dụng các loại máy đo nhịp tim hằng tháng để kiểm tra sức khỏe tim mạch ngay tại nhà.

>>> Thông tin có thể hữu ích: kiêng gì sau khi bị nhồi máu cơ tim