Huyết áp sẽ được thể hiện bằng 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (hay còn gọi là huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu). Sẽ có những quy định cho các trị số là bạn đang ở mức huyết áp nào. Huyết áp chuẩn khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg (120/80 mmHg). Vậy nếu huyết áp 90/60 có phải huyết áp thấp? Xem topic sau để có đáp áp nhé!
Huyết Áp Thấp Là Bao Nhiêu? Huyết Áp 90/60 Có Phải Là Thấp?
Dựa theo quy định về mức huyết áp chuẩn của một người thì ta có sự phân loại huyết áp như sau:
Huyết áp chuẩn (huyết áp bình thường): khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
Huyết áp thấp: được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, hoặc giảm 20-25 mmHg so với mức huyết áp bình thường.
Để kết luận một người bị tụt huyết áp (huyết áp thấp) hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần.
Bởi vì huyết áp thay đổi như tăng cao đột ngột hoặc tụt bất thường có thể do những tác động xung quanh như khi quá xúc cảm, stress, sau khi uống rượu, bia, tập luyện thể thao, lao động nặng...
Vậy có thể xem trị số 90/60 là trị số huyết áp thấp. Nếu liên tục nhận được kết quả chỉ số huyết áp ở mức 90/60 và tiếp tục giảm kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung, cảm thấy buồn nôn,
suy giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi lạnh, thở dốc, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày thì có thể kết luận là bạn bị chứng huyết áp thấp.
Như đã nói huyết áp dưới 90/60 mmHg là chỉ số huyết áp thấp, nếu huyết áp thấp xảy ra sẽ làm hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng và cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan quan trọng như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Độ nguy hiểm của huyết áp thấp còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, tuy nhiên nếu cứ để tình trạng tụt huyết áp kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng mất trí nhớ. Đặc biệt, huyết áp giảm 10mm thì nguy cơ bị mất trí tăng 20%. Và những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần.
Huyết áp thấp làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất, tình trạng nặng còn gây tai biến mạch máu não.
Ở người trường thành, khi chỉ số huyếp áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên 90 mmHg được xem là tăng huyết áp.
Chỉ số huyết áp có thể dao động và thay đổi tại các thời điểm trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số lưu ý về cách đo huyết áp tại nhà:
- Thời điểm đo: Để theo dõi huyết áp, bạn nên đo huyết áp đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày khi cơ thể đang trong trạng thái thư giãn nghỉ ngơi, tâm lý thoải mái.
- Tư thế đo: Tư thế ngồi sao cho băng quấn cánh tay ngang với tim. Không nói hay xem ti vi khi đang đo huyết áp.
- Tần suất đo: Từ 30 tuổi trở lên, với sức khỏe bình thường, chúng ta nên kiểm tra huyết áp ít nhất 1 tháng 1 lần.
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp cần đo huyết áp hàng ngày. Với những trường hợp đặc biệt cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2 – 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nữa tùy theo từng thể bệnh.
- Có thể đo huyế áp nhiều lần trong ngày nhưng chỉ sử dụng cùng một loại máy đo huyết áp.
- Lựa chọn mua máy đo huyết áp tại nhà: Người sử dụng nên lựa chọn các loại máy đo huyết áp điện tử thao tác đơn giản, dễ sử dụng của các thương hiệu uy tín đã được chứng nhận lâm sàng về độ chính xác.
Lợi Ích Của Việc Tự Theo Dõi Huyết Áp Tại Nhà
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp phát hiện bệnh sớm, thuận lợi cho điều trị.
- Kiểm soát bệnh chặt chẽ đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và điều chỉnh thuốc hợp lý, hiệu quả.
- Bệnh nhân có thể tự thực hiện thao tác đo huyết áp tại nhà để biết được theo dõi tình trạng huyết áp của mình.
Qua đó, người bệnh có thể thấy được những thay đổi tích cực của bệnh tình thông qua việc tuân thủ điều trị và điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh.
- Đo huyết áp tại nhà giúp phân biệt được giữa tăng huyết áp thực và tăng huyết áp do hội chứng “áo choàng trắng” (tình trạng huyết áp tăng khi đo ở các cơ sở y tế và trở về bình thường khi đo ở nhà).
Trường hợp còn lại có thể thực hiện các biện pháp sau:
Ăn đủ bữa, đặc biệt chú ý bữa sáng và dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
Ngủ đủ giấc theo khung giờ nhất định.
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, dưỡng sinh, Yoga…
Có thể dùng các loại trà hoặc nước ép trái cây để hỗ trợ nâng cao huyết áp.
Gợi ý xem: Máy đo huyết áp điện tử loại nào tốt giá bao nhiêu mua ở đâu?
Chuyện ăn uống của dì càng phải kỹ lưỡng hơn người khác. Với những thực tế đã nhìn thấy, nay tôi chia sẻ lại với các bạn về thực phẩm cho người bệnh huyết áp thấp và một số điều liên quan khác, để những ai cùng cảnh ngộ sẽ có được bữa ăn lành mạnh và phù hợp nhất.
+ Thực phẩm chứa caffein
Chất caffein có tác dụng làm tăng huyết áp. Tuy không quá tốt cho người bình thường nhưng lại có lợi cho người huyết áp thấp.
Những thực phẩm chứa caffeine dễ tìm bao gồm: sô cô la, nước sô cô la nóng, cà phê, trà đặc, trà sâm,…
+ Nước chanh
Khi bạn bị huyết áp thấp do mất nước, thì ly nước chanh sẽ cứu cánh ngay cho bạn giúp cải thiện huyết áp.
Chất chống oxy hóa trong chanh có tác dụng điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Khi mệ mỏi, bạn hãy dùng ngay ly nước chanh với ít đường và muối để kiểm soát huyết áp.
+ Muối chứa sodium
Muối chứa sodium có tác dụng tăng huyết áp hiệu quả. Bạn có thể cho ít muối vào ly nước và uống hỗn hợp này.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá mức, vì nạp nhiều muối sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
+ Nho khô
Nho khô có thể hỗ trợ chức năng của các tuyến thượng thận vì vậy có thể duy trì huyết áp ở mức độ bình thường.
Hãy ngâm khoảng 30 đến 40 quả nho khô trong một cốc nước qua đêm và ăn chúng và ăn chúng vào buổi sáng khi đói. Thực hiện cách này ít nhất một tháng sẽ thấy hiệu quả.
+ Tỏi
Tỏi chứa thành phần giúp ổn định huyết áp cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Bạn có thể ăn 2 tép trước khi đi ngủ hoặc bổ sung vào khi chế biến thức ăn.
+ Hạnh nhân
Mỗi đêm, bạn hãy ngâm 4-5 quả trong nước và để qua đêm đến sáng. Sáng bạn bóc lớp vỏ bên ngoài rồi nghiền nhuyễn, trộn vào sữa nóng.
Bạn sẽ cảm nhận được công hiệu sau khi uống như vậy trong vài tuần đấy.
+ Cam thảo
Bạn hãy cho rễ cam thảo đã sấy khô hoặc tán bột vào cốc nước sôi. Lọc và uống trà này vài ngày để kiểm soát huyết áp thấp.
Rễ cam thảo được xem như vị thuốc tự nhiên giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp. Hợp chất trong cam thảo sẽ ức chế hoạt động enzyme chịu trách nhiệm phân hủy cortisol trong máu thấp.
+ Thực phẩm bổ máu
Những người bị huyết áp thấp do thiếu máu nên ăn nhiều thực phẩm bổ máu như rau dền, tôm, cá, các loại đậu, gan lợn, khoai lang,…Thông thường phụ nữ trẻ hay gặp trường hợp bệnh này.
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, người bị huyết áp thấp không nên ăn các loại thực phẩm sau nhằm ổn định huyết áp tốt hơn.
+ Các thực phẩm có tính lạnh
Những thực phẩm có tính lạnh có tác dụng hạ huyết áp nên kiêng cử. Ví dụ như cần tây, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tảo bẹ, hạt hướng dương, khổ qua,…
+ Cà rốt
Người bị huyết áp thấp không nên ăn nhiều cà rốt do chứa nhiều succinic nên nó có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên và làm huyết áp giảm.
+ Cà chua
Những người ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
Do cà chua có tác dụng hạ huyết áp , khiến huyết áp của người bệnh sẽ hạ thấp hơn.
+ Táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa
Táo mèo, hạt dẻ nướng và sữa ong chúa có tác dụng giảm huyết áp nên có công dụng tốt cho người huyết áp cao nhưng không tốt cho người huyết áp thấp.
Trên đây là những chia sẻ của tôi về các thực phẩm cho người bệnh huyết áp thấp nên ăn. Mong rằng điều này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hàng ngày. Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi.
Cách Chữa Bệnh Huyết Áp Thấp Bằng Gừng Tươi
Cách chữa bệnh huyết áp thấp bằng gừng tươi là phương pháp dân gian rất an toàn và hiệu quả nhanh.
Bệnh huyết áp thấp là bệnh không còn xa lạ với mọi người hiện nay, bệnh gây chóng mặt, buồn nôn, suy kiệt sức khỏe nhanh chóng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn.
Khi đến gặp bác sỹ đa số được khuyên dùng thuốc Tây, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng bệnh bằng cách an toàn và đơn giản hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Gừng tươi
– Trứng gà
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch để cả vỏ rồi thái lát. Trứng gà rửa sạch.
Bước 2: Cho gừng vào nồi cùng một bát nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn lại nửa bát nước thì đập 1 quả trứng gà vào rồi khuấy đều cho trứng gà và gừng hòa quyện với nhau sau đó tắt bếp.
Bước 3: Đổ hỗn hợp ra bát và ăn khi còn nóng. Mỗi ngày bạn ăn 1 lần và thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
Bài thuốc này rất đơn giản, an toàn, dễ chế biến, tiết kiệm chi phí và lại rất dễ ăn, có tác dụng rất cao trong việc điều trị bệnh huyết áp thấp.
Cách Chữa Bệnh Huyết Áp Thấp Bằng Trà Gừng Mật Ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-Gừng
-Mật ong
Cách thực hiện:
Bước 1: Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ sau đó thái gừng thành lát mỏng rồi cho vào nồi nước đun sôi. Khi nước sôi bạn cho lửa nhỏ rồi đợi 1 phút để gừng bớt vị cay.
Bước 2 : Cho 3 thìa mật ong vào nồi nước gừng và đun 5 phút thì tắt bếp để nguội.
Bước 3: Sau khi nước gừng mật ong đã nguội bạn cho vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi huyết áp có dấu hiệu giảm bạn lấy trà gừng mật ong pha với nước sôi rồi khuấy đều là uống rồi nghỉ ngơi cơ thể sẽ nhanh chóng ổn định.
Cách chữa bệnh huyết áp thấp bằng gừng tươi không chỉ giúp huyết áp ổn định mà còn giảm căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống.